''

Ngày 25 tháng 01 năm 2025

 » Kế hoạch » Kế hoạch năm

Kế hoạch năm

Cập nhật lúc : 14:18 30/10/2024  

kê hoạch nhiệm vụ năm học 2024-2025

 

 

 

PHÒNG GD & ĐT PHONG ĐIỀN

TRƯỜNG MN PHONG HẢI

Số:  30    / KH-MNPH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Phong Hải, ngày 04  tháng 10 năm 2024

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN NHIỆM VỤ

 NĂM HỌC 2024- 2025

Căn cứ Quyết định số 2134/QĐ-UBND ngày 09 tháng 8 năm 2024 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc ban hành Kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên; 

Căn cứ Công văn số 2626/SGDĐT-GDMN ngày 04 tháng 9 năm 2024 của Sở Giáo dục và Đào tạo Thừa Thiên Huế về việc Hướng dẫn nhiệm vụ Giáo dục mầm non năm học 2024 – 2025;

Căn cứ Công văn số 405/PGDĐT-MN ngày 12 tháng 9 năm 2024 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Phong Điền về việc Hướng dẫn nhiệm vụ Giáo dục mầm non năm học 2024 – 2025,

Trường Mầm non Phong Hải đề ra phương hương, nhiệm vụ năm học 2024 - 2025 như sau:

I. Nhiệm vụ chung

1. Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lí nhà nước đối với Giáo dục mầm non (GDMN) và việc quản lý trong đơn vị; đẩy mạnh phân cấp, tự chủ gắn với trách nhiệm giải trình trong quản lý các hoạt động giáo dục trong nhà trường.

2. Tăng cường các giải pháp bảo đảm an toàn tuyệt đối cho trẻ em; đổi mới, nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình GDMN; chuẩn bị các điều kiện để triển khai thí điểm thực hiện Chương trình GDMN mới.

3. Đẩy mạnh công tác rà soát sắp xếp trường lớp, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi đáp ứng nhu cầu chăm sóc, giáo dục trẻ và theo quy định, thực hiện các giải pháp huy động trẻ đến trường, lớp hướng đến thực hiện phổ cập GDMN trẻ em mẫu giáo từ 3-5 tuổi; duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập GDMN cho trẻ em mẫu giáo 5 tuổi (PCGDMNTE5T).

4. Nâng cao chất lượng, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý (CBQL), giáo viên mầm non (GVMN) đáp ứng yêu cầu đổi mới; ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), chuyển đổi số (CĐS) trong GDMN; triển khai hiệu quả công tác đánh giá, bồi dưỡng CBQL, GVMN theo chuẩn nghề nghiệp và chuẩn hiệu trưởng

5. Tiếp tục tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành và triển khai kịp thời các cơ chế, chính sách phát triển GDMN; tham mưu các cấp tăng cường đầu tư các nguồn lực và thực hiện các giải pháp đẩy mạnh xã hội hoá GDMN để phát triển đầu tư các điều kiện bảo đảm chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.

6. Bảo đảm công bằng trong tiếp cận giáo dục cho mọi đối tượng trẻ em mầm non trong nhà trường, trong đó quan tâm đến đối tượng là trẻ em có bố mẹ làm việc ở Khu công nghiệp (KCN), trẻ em là hộ nghèo, hộ cận nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em khuyết tật…

7. Tăng cường công tác tuyên truyền về GDMN với nhiều hình thức; triển khai hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), chuyển đổi số trong đơn vị

8. Tiếp tục thực hiện Đề án “Tích hợp giáo dục Văn hóa địa phương vào Chương trình giáo dục mầm non” theo Quyết định 2480/QĐ-UBND ngày 18/10/2023 của UBND tỉnh.

II. NHIỆM VỤ CỤ THỂ

1. Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lí

1.1. Thực hiện các văn bản, chính sách về GDMN, bảo đảm các điều kiện để thực hiện Chương trình GDMN

- Tiếp tục thực hiện nghiêm túc các quy định về việc quản lý trong cơ sở GDMN; Thông tư số 51/2020/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số nội dung Chương trình GDMN; Thông tư số 52/2020/TT-BGDĐT ban hành Điều lệ Trường mầm non; Thông tư số 47/2020/TT-BGDĐT quy định việc lựa chọn đồ chơi, học liệu được sử dụng trong các cơ sở GDMN;

- Thực hiện đúng các quy định về tài chính theo Nghị quyết 05/2022/NQ-HĐND ngày 03/6/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về Quy định mức thu các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế ;

- Thực hiện đầy đủ, đúng quy định các chính sách đối với trẻ em, giáo viên, nhân viên theo quy định;

- Tiếp tục đầu tư mua sắm bổ sung trang thiết bị, đồ chơi, đồ dùng dạy học, tài liệu học liệu nâng chất lượng thực hiện Chương trình GDMN, chuẩn bị các điều kiện để thực hiện Chương trình GDMN mới; củng cố, duy trì và nâng cao chất lượng PCGDMNT5T;

- Tổ chức thực hiện có chất lượng, hiệu quả các nội dung Đề án “Tích hợp giáo dục văn hóa địa phương vào Chương trình Giáo dục mầm non” trên địa bàn huyện Phong Điền, Kế hoạch triển khai Đề án “Tích hợp giáo dục văn hóa địa phương vào Chương trình Giáo dục mầm non” trên địa bàn xã Phong Hải.

1.2. Tiếp tục thực hiện đổi mới công tác quản lý theo hướng phân cấp, tự chủ gắn với trách nhiệm giải trình

- Tiếp tục đổi mới công tác quản lý giáo dục theo hướng phân cấp, phân quyền, tự chủ gắn với cơ chế giám sát và trách nhiệm giải trình. Thực hiện nhiệm vụ chuyên môn có sự hỗ trợ của tổ chuyên môn và nhà trường; phát triển chương trình GDMN; xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với tình hình của trường, lớp. Thành lập các Hội đồng trong nhà trường đúng theo quy định. Chịu trách nhiệm về chất lượng và hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ của lớp mình phụ trách. Thực hiện tốt công tác quản trị trong nhà trường. Thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các quy định về tổ chức và hoạt động của Nhà trường theo Điều lệ trường mầm non.

- Thực hiện đúng các quy định về quản lý tài chính trong trường mầm non; xây dựng kế hoạch thu các khoản thu đầu năm học rõ ràng phù hợp;

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), công nghệ số trong quản lý; lựa chọn các phần mềm quản lý trường mầm non đã được Bộ GD&ĐT thẩm định để thực hiện các hoạt động như lập kế hoạch, theo dõi chỉ đạo, quản lý bán trú, quản lý đồ dùng, đồ chơi, quản lý đưa đón trẻ hàng ngày… nâng cao chất lượng quản lý điều hành hoạt động của nhà trường;

- Tăng cường đổi mới hình thức, nội dung sinh hoạt chuyên môn, không phát sinh hệ thống hồ sơ sổ sách so với quy định, tránh lam dụng hồ sơ sổ sách trong nhà trường

1.3. Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật

- Thường xuyên tự kiểm tra, rà soát, đánh giá về bảo đảm an toàn trường học; thực hiện công tác kiểm tra đảm bảo đúng quy định từ khâu lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, thông báo kết quả;

- Thực hiện tốt công tác kiểm tra nội bộ trường học nhằm điều hành hoạt động của trường đúng tiến độ, chấn chỉnh kịp thời các sai sót, đảm bảo kỷ cương nề nếp trong công tác quản lý, nâng cao hiệu quả quản lý, công tác học tập của CBGVNV và hiệu quả CSGD trẻ. Kịp thời ngăn ngừa những biểu hiện sai lệch đồng thời tìm các biện pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để các cá nhân và các bộ phận hoàn thành tốt nhiệm vụ.

2. Đổi mới hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em, nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình GDMN.

2.1. Bảo đảm an toàn về thể chất và tinh thần cho trẻ em; Phòng, chống và ứng phó hiệu quả với thiên tai, dịch bệnh.

- Tăng cường công tác kiểm tra và sự tham gia giám sát của Ban đại diện cha mẹ trẻ em trong việc bảo đảm chất lượng bữa ăn và an toàn thực phẩm (ATTP) với bếp ăn bán trú , quán triệt và thực hiện nghiêm quy định về công tác phòng chống bạo hành trẻ em, bảo đảm an toàn trường học; triển khai thực hiện quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích trong nhà trường.

- Chủ động phòng, chống và ứng phó hiệu quả với thiên tai, dịch bệnh; phối hợp với trạm y tế địa phương trong việc thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh, bảo đảm các yêu cầu, điều kiện về trang thiết bị trong phòng chống dịch bệnh. Xây dựng các phương án sẵn sàng ứng phó với những diễn biến phức tạp, đảm bảo thực hiện tốt công tác nuôi dưỡng, chăm sóc và bảo đảm an toàn cho trẻ em theo quy định của Chương trình GDMN phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương nếu xảy ra thiên tai, dịch bệnh;

- Thực hiện nghiêm túc Thông tư số 45/2021/TT-BGDĐT ngày 31/12/2021 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định về việc xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong Nhà trường; tiếp tục đưa các nội dung Chuyên đề ‘‘Đẩy mạnh phòng chống bạo hành trẻ” vào nhiệm vụ thường xuyên của Nhà trường;

- Tham gia các lớp tập huấn để nâng cao kiến thức, kĩ năng về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại Nhà trường theo quy định tại Thông tư số 06/2022/TT-BGDĐT ngày 11/05/2022 của Bộ GD&ĐT;

- Quản lý chất lượng bữa ăn tại trường/lớp đáp ứng các yêu cầu về an toàn thực phẩm, bảo đảm cân đối, hợp lý về dinh dưỡng, đa dạng thực phẩm và phù hợp với cá nhân trẻ, không để xảy ra ngộ độc thực phẩm trong Nhà trường, bảo đảm an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ em;

- Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong công tác đảm bảo an toàn, phòng chống bạo lực học đường, tổ chức ăn bán trú, lồng ghép nội dung giáo dục phòng, chống tai nạn thương tích vào chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ; nâng cao chất lượng bữa ăn học đường, giảm tỷ lệ suy dịnh dưỡng đối với trẻ em; khống chế thừa cân béo phì;

- Chú trọng công tác tự kiểm tra, đánh giá các tiêu chuẩn về an toàn nhằm phát hiện và có biện pháp khắc phục kịp thời các yếu tố nguy cơ gây mất an toàn cho trẻ.

- Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các nguy cơ có thể xảy ra và hướng dẫn các biện pháp, kỹ năng phòng, chống tai nạn, thương tích đối với trẻ em trong nhà truòng; giáo dục kiến thức, kỹ năng phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và bảo đảm an toàn cho trẻ em.

2.2. Đổi mới công tác nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe cho trẻ em

* Kết quả cân đo thời điểm tháng 9/ 2024 như sau:

Năm học

2024-2025

Tổng số

Cân nặng

Chiều cao

BT

SDD

Cao hơn BT

BT

SDD

Cao hơn BT

Tháng 9/2024

250

233/250

93,2%

10/250

4%

7/250

2,8%

242/250

96,8%

8/250

3,2%

0

      Phấn đấu đến cuối năm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể nhẹ cân giảm còn 1% (2 trẻ); tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể thấp còi giảm còn 1 % , tỷ lệ trẻ em béo phì - thừa cân giảm còn 1% ;

* Biện pháp thực hiện

- Thực hiện tốt công tác y tế trường học theo quy định, bảo đảm 100% trẻ đến trường được kiểm tra sức khỏe và đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng biểu đồ tăng trưởng của Tổ chức Y tế thế giới; phối hợp với Trạm Y tế thực hiện tốt các biện pháp theo dõi, chăm sóc sức khỏe, phòng chống dịch bệnh, phòng chống suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì cho trẻ em.

- Thực hiện nghiêm công tác tổ chức nuôi dưỡng theo quy định về số bữa ăn, nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị, phân bố bữa ăn phù hợp; Phối hợp với Trạm Y tế bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định

- Đẩy mạnh giáo dục cho trẻ kỹ năng thực hành vệ sinh cá nhân, tự bảo vệ chăm sóc sức khỏe; lồng ghép nội dung giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe, phòng, chống tai nạn thương tích trong thực hiện chế độ sinh hoạt hằng ngày phù hợp với điều kiện thực tế; phối hợp chế độ dinh dưỡng và vận động phù hợp đối với trẻ suy dinh dưỡng, thừa cân - béo phì.

- Tăng cường lồng ghép giáo dục phát triển vận động và dinh dưỡng để phát triển thể chất, thể lực cho trẻ em; bảo đảm hài hòa giữa nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục giúp trẻ em phát triển cơ thể cân đối, khỏe mạnh, nhanh nhẹn.

- Tăng cường các hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm, thực hành, tạo cơ hội cho trẻ phát triển năng khiếu cá nhân phù hợp, đúng cách, an toàn. Những nơi có đủ điều kiện sân chơi, bãi tập…có thể lựa chọn những bài tập phát triển vận động phù hợp với trẻ như bóng đá, đạp xe, leo thang, leo núi, để tổ chức cho trẻ giao lưu tập thể, cộng đồng bằng  nhiều hình thức phong phú, đa dạng dưới hình thức chơi; không làm ảnh hưởng đến lịch sinh hoạt của trẻ trong ngày.

- Tổ chức các hoạt động giao lưu: Văn hóa địa phương, bóng đá, “Bé với an toàn giao thông” cấp trường; tham gia giao lưu cấp cụm, cấp huyện.

2.3. Đổi mới tổ chức các hoạt động giáo dục

- Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình GDMN và phát triển Chương trình trong nhà trường: Triển khai các giải pháp, phát huy tính chủ động của nhà trường trong việc phát triển Chương trình GDMN phù hợp với điều kiện của nhà trường, địa phương, khả năng và nhu cầu của trẻ.

- Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển toàn diện trẻ em theo Chương trình GDMN, khuyến khích tổ chức các hoạt động thực hành, trải nghiệm, học thông qua chơi…; bảo đảm điều kiện, môi trường giáo dục, thời gian tổ chức các hoạt động cho trẻ ở ngoài trời và trong lớp theo chế độ sinh hoạt hằng ngày.

- Chủ động hợp tác, áp dụng mô hình giáo dục tiên tiến, hiện đại phù hợp với điều kiện thực tiễn địa phương.

- Tập trung chuẩn bị tốt điều kiện cho việc thí điểm Chương trình GDMN mới theo hướng dẫn của Bộ GDĐT.                                                                                                                                                                                                                                                           

- Tiếp tục thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm, giai đoạn 2021- 2025”; theo Quyết định số 2480/QĐ-UBND ngày 19 tháng 10 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế và Kế hoạch số 243/KH-UBND ngày 30 tháng 11 năm 2023 của Ủy ban nhân dân huyện Phong Điền về việc triển khai Đề án “Tích hợp giáo dục văn hóa địa phương vào Chương trình Giáo dục mầm non” trên địa bàn huyện Phong Điền.

- Tăng cường lồng ghép, tích hợp các nội dung giáo dục, đảm bảo chất lượng, hiệu quả trong tổ chức thực hiện Chương trình GDMN:

- Chuẩn bị cho trẻ em 5 tuổi kỹ năng, kiến thức đáp ứng yêu cầu liên thông với Chương trình lớp một: Phối hợp với gia đình, cộng đồng tuyên truyền việc trẻ em được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục theo Chương trình GDMN bảo đảm điều kiện vào học lớp một.

- Triển khai cho trẻ mẫu giáo làm quen với tiếng Anh theo quy định tại Thông tư số 50/2020/TT-BGDĐT và các văn bản của Bộ GDĐT. Thực hiện xã hội hoá theo tinh thần tự nguyện; đẩy mạnh tạo môi trường giao tiếp ngôn ngữ tiếng Anh thông qua bài hát, nghe kể truyện, đọc thơ, hoạt động trải nghiệm…

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội góp phần tổ chức tốt các hoạt động giáo dục;  Tham gia các buổi sinh hoạt bồi dưỡng chuyên môn do Phòng tổ chức như: mời chuyên gia tư vấn tâm lý, kiềm chế cảm xúc, hành vi đối với giáo viên và các nhà chuyên môn sâu bồi dưỡng kỹ năng phát hiện những biểu hiện phát triển không bình thường của trẻ đến trường cho các bậc cha mẹ và giáo viên.

3. Đảm bảo các điều iện trường lớp, CSVC, đội ngũ

3.1. Rà soát, sắp xếp và phát triển trường, lớp

* Tổng số trẻ trên địa bàn (thời điểm tháng 9/2024): 371 trẻ.

-  Số lượng đã huy động đến ngày 30/9/2024: 260/371: đạt 70,08%  tổng số trẻ trên địa bàn trong đó:học tại trường 250 trẻ, học MN Điền Hải 10 trẻ

+ Nhà trẻ huy động: 32/138 địa bàn; Tỷ lệ: 23,19% so với kế hoạch.

+ Mẫu giáo huy động: 228/233 địa bàn; Tỷ lệ: 97,85 % so với kế hoạch.

+ Trẻ 5 tuổi: 80/80 tỷ lệ 100%

- Phấn đấu cuối năm huy động đạt kế hoạch chỉ tiêu của Lãnh đạo Phòng GD&ĐT và Lãnh đạo địa phương, cụ thể:

+ Trẻ nhà trẻ huy động đạt 39,09% so với tổng số trẻ trong độ tuổi.

+ Trẻ MG  huy động 98% so với trẻ trong độ tuổi. Riêng trẻ 5 tuổi đạt 100%.

* Biện pháp thực hiện

- Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động cha mẹ các cháu đưa trẻ đến trường học đều để duy trì số lượng trẻ đã đến lớp.

- Nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục các cháu để tạo niềm tin đối với phụ huynh nhằm duy trì số lượng trẻ đến trường.

- Tiếp tục đẩy mạnh phong trào tự làm đồ dùng, đồ chơi thông qua các hoạt động làm mới, cải tiến, sửa chữa đồ dùng, đồ chơi, phục vụ cho hoạt động dạy học và vui chơi của trẻ. Thực hiện tốt công tác tự kiểm tra bảo quản và sử dụng có hiệu quả đồ dùng đồ chơi được trang cấp

- Tích cực, chủ động tham mưu các cấp quan tâm đầu tư nâng cấp xây dựng sân chơi phía sau cho trẻ để đảm bảo nhu cầu học tập và vui chơi của trẻ. Cải tạo sân vườn trường; trang bị bổ sung đồ chơi, học liệu đảm bảo mỗi nhóm lớp đều có đủ thiết bị dạy học tối thiểu.

- Thực hiện nghiêm túc các quy định về việc xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích và phòng, chống bạo hành trẻ em; chú trọng công tác tự kiểm tra, đánh giá các tiêu chuẩn về an toàn nhằm phát hiện sớm và có biện pháp khắc phục kịp thời các yếu tố nguy cơ gây mất an toàn cho trẻ.

3.2. Tăng cường cơ sở vật chất; nâng cao chất lượng kiểm định và xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia

- Năm học 2024 – 2025  nhà trường rà soát thực trạng và nhu cầu đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, tích cực tham mưu với chính quyền các cấp ưu tiên để xây dựng, sửa chữa một số hạng mục công trình sau:

+ Làm hệ thống phun tưới nước tự động ở vườn cây ăn quả

+ Trang bị và nâng cấp 1 số máy tính

+ Trang bị thêm thiết bị dạy học, đồ dùng đồ chơi cho các lớp.

+ Bổ sung thêm đồ dùng phục vụ công tác bán trú.

+ Sửa chữa đồ chơi ngoài trời, thiết bị dạy học, đồ dùng đồ chơi của các lớp.

- Tiếp tục đẩy mạnh phong trào tự làm đồ dùng, đồ chơi thông qua các hoạt động làm mới, cải tiến, sửa chữa đồ dùng, đồ chơi, phục vụ cho hoạt động dạy học và vui chơi của trẻ. Thực hiện tốt công tác tự kiểm tra bảo quản và sử dụng có hiệu quả thiết bị đồ dùng đồ chơi đã được trang cấp

- Duy trì và nâng cao chất lượng trường MN đạt kiểm định CLGD và đạt chuẩn quốc gia theo Thông tư 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ GD&ĐT.

3.3. Phát triển đội ngũ CBQL và GVMN đáp ứng yêu cầu đổi mới

- Thực hiện tốt công tác tham mưu đảm bảo đủ số lượng GV theo quy định nhằm bảo đảm công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em, đặc biệt bảo đảm an toàn tuyệt đối cho trẻ ở trường. Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách đối với GVMN theo quy định hiện hành.

- Bồi dưỡng chuyên môn CBQL, GVMN đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục để chuẩn bị thực hiện thí điểm Chương trình GDMN mới theo kế hoạch của Bộ GDĐT, của Sở GDĐT và Phòng GDĐT;

- Tiếp tục thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 1737/CT-BGDĐT ngày 07/5/2018 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo; Thông tư 06/2019/BGDĐT ngày 12/4/2019 về quy định Bộ quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.

- Tiếp tục triển khai Kế hoạch xây dựng trường học hạnh phúc, lấy trẻ làm trung tâm; xây dựng tập thể nhà trường đoàn kết, tích cực; đội ngũ giáo viên tâm huyết, nhiệt tình, trách nhiệm, thương yêu trẻ, tạo được uy tín đối với cha mẹ và cộng đồng.

- Đổi mới hoạt động sinh hoạt chuyên môn đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực đội ngũ về phát triển chương trình giáo dục của nhà trường, chia sẻ, hỗ trợ giữa CBQL và GV, giữa GV và GV trong xây dựng kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em, phù hợp với điều kiện thực tiễn của trường, lớp và văn hoá địa phương.

- Tổ chức mời các chuyên gia tâm lý trực tiếp tư vấn tâm lý, kiềm chế cảm xúc, hành vi đối với giáo viên và các nhà chuyên môn sâu bồi dưỡng kỹ năng phát hiện những biểu hiện phát triển không bình thường của trẻ đến trường cho các bậc cha mẹ và giáo viên trong Nhà trường. 

4. Củng cố, nâng cao chất lượng PCGDMNTE5T và chuẩn bị phổ cập GDMN cho trẻ em mẫu giáo 3-5 tuổi

- Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ về Phổ cập giáo dục, xoá mù chữ, Thông tư số 07/2016/TT-BGDĐT ngày 22/3/2016  của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định về Điều kiện bảo đảm và nội dung, quy trình, thủ tục kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.

- Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo kết quả thực hiện PCGD-XMC về Phòng GDĐT theo quy định; thực hiện tốt công tác phối hợp điều tra, xử lí, cập nhật số liệu theo phần mềm PCGD-XMC bảo đảm đầy đủ, kịp thời, chính xác; tăng cường ứng dụng CNTT trong lưu trữ hồ sơ phổ cập.

- Tập trung ưu tiên phòng học và các trang thiết bị đồ dùng đồ chơi cho 03 lớp mẫu giáo 5-6 tuổi để đảm bảo duy trì, nâng cao chất lượng PCGDMNTENT; Góp phần duy trì đơn vị xã đạt chuẩn PCGDMNTENT. Triển khai cập nhật số liệu, thực hiện báo cáo, khai thác dữ liệu PCGDMNTENT trên hệ thống thông tin điện tử quản lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ theo phân cấp quản lý đảm bảo đúng quy định, đạt hiệu quả.

- Chuẩn bị các điều kiện thực hiện phổ cập GDMN cho trẻ mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi trong thời gian tới theo Nghị quyết số 42-NQ/TW và Nghị quyết số 68/NQ-CP.

5. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số

- Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Đề án “Tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022 – 2025: Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25/01/2022 của Chính phủ Phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030”; Quyết định số 1282/QĐ-BGDĐT ngày 10/5/2022 ban hành Kế hoạch tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022 - 2025 của Bộ GDĐT

- Đẩy mạnh ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong GDMN, đặc biệt trong công tác quản trị, quản lí hoạt động giáo dục và nâng cao chất lượng hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em;

- Tạo điều kiện hỗ trợ GV trong việc tham gia các khoá tập huấn, bồi dưỡng trên nền tảng số, trang bị thiết bị số sẵn sàng hỗ trợ giáo viên trong thiết kế giáo án điện tử, số hoá tài liệu, học liệu và các nội dung giáo dục, hướng dẫn, hỗ trợ CBQL, GV, cha mẹ trong nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

- Thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt trong hoạt động thu học phí và các khoản phí GDĐT trên Hue-S theo Kế hoạch số 164/KH-UBND ngày 21/4/2022 của UBND tỉnh về triển khai Đề án thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế giai đoạn 2022 - 2025; Công văn số 10587/UBND-DL ngày 5/10/2022 của UBND tỉnh về việc triển khai giải pháp thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt; Công văn số 12418/UBND-DL ngày 22/11/2022 của UBND tỉnh về việc triển khai các giải pháp đồng bộ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế.

6. Phát động phong trào thi đua, đẩy mạnh công tác truyền thông

- Tiếp tục phát động và tổ chức các phong trào thi đua tại trường phù hợp với thực tiễn địa phương

- Tiếp tục chủ động thông tin, truyền thông về các chủ trương, quy định, chính sách mới của ngành, địa phương, đặc biệt tuyên truyền Kết luận số 91-KL/TW ngày 12 tháng 8 năm 2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế".

- Đẩy mạnh truyền thông về chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong nhà trường; lồng ghép các hình thức và phương tiện truyền thông đảm bảo hiệu quả, phù hợp, chăm lo phát triển GDMN.

- Tăng cường phối hợp, xử lý hiệu quả công tác truyền thông, các vấn đề xã hội quan tâm để nhân dân, phụ huynh hiểu, chia sẻ, ủng hộ và đồng hành cùng nhà trường; tạo thuận lợi trong công tác phối hợp giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng cùng chăm lo cho trẻ; xây dựng trường mầm non xanh, sạch, sáng, an toàn, hạnh phúc, nâng cao chất lượng Chương trình GDMN tại địa phương.

- Chú trọng tuyên truyền, phổ biến các nguy cơ có thể xảy ra và thực hiện các biện pháp, kĩ năng phòng chống tai nạn, thương tích đối với trẻ em trong nhà trường;  giáo dục kiến thức, kĩ năng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và bảo đảm an toàn cho trẻ em.

7. Tăng cường công tác kiểm tra

- Thường xuyên tự kiểm tra, rà soát, đánh giá về bảo đảm an toàn trường học; thực hiện công tác kiểm tra đảm bảo đúng quy định;

- Thực hiện tốt công tác kiểm tra nội bộ trường học nhằm điều hành hoạt động của trường đúng tiến độ, chấn chỉnh kịp thời các sai sót, đảm bảo kỷ cương nề nếp trong công tác quản lý, nâng cao hiệu quả quản lý, công tác học tập của CBGVNV và hiệu quả CSGD trẻ; Đề cao vai trò thúc đẩy, tư vấn, hỗ trợ, tránh hình thức gây áp lực cho GVNV; bảo đảm công khai, minh bạch, thực chất nhằm mục đích thực hiện nghiêm túc các quy định và nâng cao chất lượng thực hiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong nhà trường. Năm học 2024- 2025, kiểm tra toàn diện các hoạt động của các bộ phận: kiểm tra toàn diện 40% giáo viên, kiểm tra chuyên đề, đột xuất 60% giáo viên, kiểm tra hoạt động Tổ chuyên môn, kiểm tra hoạt động y tế, kiểm tra bộ phận văn thư, kiểm tra hồ sơ bán trú và hồ sơ lớp,… để kịp thời ngăn ngừa những biểu hiện sai lệch đồng thời tìm các biện pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để các cá nhân và các bộ phận hoàn thành tốt nhiệm vụ. Năm học 2024-2025./.

Nơi nhận:

     - Phòng GD&ĐT (Để báo cáo)

     - Đảng ủy, HĐND, UBND xã (Để báo cáo)

     - Các tổ trưởng, BGH (Để thực hiện)

     - Lưu VT./.

HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

Nguyễn Thị Lợi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                                  

 

                                                CÁC CHỈ TIÊU CƠ BẢN

 NĂM HỌC 2024 - 2025

I. Số lượng

- Tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ đạt: 39,85%

- Tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo đạt 98%

- Tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo 5 tuổi 100% .

- Duy trì đơn vị đạt phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi.

- Tỷ lệ huy động trẻ khuyết tật: trên 80%

II. Chất lượng

-  Trẻ học lớp bán trú 100%.

- Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể nhẹ cân giảm còn dưới 0,4 %; tỷ lệ trẻ em SDD thể thấp còi giảm còn dưới 1 %; tỷ lệ trẻ em béo phì - thừa cân giảm còn 2%

- Tỷ lệ trẻ học 2 buổi/ngày: 100%

- Tỷ lệ nhóm, lớp thực hiện Chương trình GDMN: 100%

III. Điều kiện

- Đảm bảo đủ giáo viên cho lớp mẫu giáo 5 tuổi

- Phòng học và thiết bị cho 03 lớp MG 5-6 tuổi đạt tiêu chuẩn quy định.

- Tỷ lệ nhóm, lớp có đủ công trình vệ sinh, nước sạch: 100%

- Tỷ lệ nhóm, lớp được kết nối Internet: 100%

- Tỷ lệ CB,GV có trình độ ứng dụng CNTT 95%

- Trường đạt tiêu chí “Xây dựng trường MN lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2021-2025; 90% -95%

- Trường đạt tiêu chí “Trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích”100%.

- Tỷ lệ CBQL, GV đạt chuẩn nghề nghiệp: 66,7% đạt loại khá và 33,3% đạt loại tốt. Không có CB, GV vi phạm đạo đức nhà giáo

- Tỷ lệ giáo viên có trình độ đào tạo trên chuẩn đạt 87%.

- Tỷ lệ Đảng viên/tổng số CB,GV,NV đạt 29,03%.

- Tỷ lệ giáo viên được kiểm tra toàn diện đạt 40%; tỷ lệ được kiểm tra đột xuất và chuyên đề đạt 60%.

- Báo cáo đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin theo yêu cầu 100%.

IV. Các hoạt động khác

- Tham gia đủ các phong trào, hội thi, giao lưu do Phòng GD&ĐT tổ chức.

- 100% trẻ 5 tuổi được đánh giá theo bộ chuẩn phát triển của trẻ em 5 tuổi.

- 100% CBQL, GV được xếp loại theo lĩnh vực công tác.

- Duy trì và nâng cao chất lượng trường MN đạt kiểm định chất lượng giáo dục và đạt chuẩn quốc gia theo Thông tư 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 củaGD&ĐT.

 

                            

 

 

 

QUY TRÌNH  CÔNG TÁC GDMN

 NĂM HỌC 2024 2025

Kèm theo quyết định số 30 /QĐ-MNPH ngày 03 tháng 10 năm 2024

của Hiệu trưởng trường mầm non Phong Hải) 

Thời gian

Nội dung hoạt động

Tháng 08- 2024

- Chỉ đạo toàn trường thực hiện tốt công tác chuẩn bị năm học mới và công tác chuẩn bị cho "Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường".

- Phân công nhiệm vụ cho giáo viên phụ trách nhóm, lớp.

- Giáo viên các nhóm/lớp vệ sinh đồ dùng đồ chơi và trang hoàng lớp

- Vệ sinh phong quang trường lớp, trồng cây xanh.

- Xây dựng kế hoạch Chương trình giáo dục năm và phân bổ quỹ thời gian cho từng chủ đề của các khối lớp. 

- Kiểm tra nắm tình hình số lượng trẻ đầu năm học và công tác chuẩn bị cho ngày toàn dân đưa trẻ đến trường.

- Hợp đồng thực phẩm, gạo, sữa…

- Tham gia Cuộc thi sáng tác lời mới trên làn điệu dân ca Huế; tranh vẽ về văn hóa Huế và sưu tầm trò chơi, ca dao, đồng dao, thơ ca dân gian địa phương phù hợp với giáo dục mầm non theo Kế hoạch số 43/KH-PGDĐT-MN của Phòng tổ chức.

Tháng

09 -2024

- Tổ chức Ngày hội Bé đến trường (5/9).

- Báo cáo số liệu khai giảng (5/9).

- Báo cáo số liệu qua cổng thông tin điện tử (10/9).

- Tham dự Hội nghị triển khai nhiệm vụ GDMN năm học 2024 – 2025 và dự tổng kết Cuộc thi sáng tác, sưu tầm trò chơi, ca dao, đồng dao, thơ ca

- Báo cáo kết quả theo dõi sức khoẻ trẻ đợt I (15/9).

- Chỉ đạo các nhóm, lớp tổ chức họp phụ huynh. Phối hợp với BĐD CMHS tổ chức Hội nghị đại biểu CMHS (15/9)

- Tổ chức “Bé vui tết trung thu” cho trẻ (17/9)

- Tổ chức Hội nghị VC-NLĐ năm học 2024- 2025 (03/10).

- Ban hành các Văn bản chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ GDMN năm học 2024-2025.

- Kiện toàn BCĐ phòng chống bão lụt; Kiểm tra các điều kiện đảm bảo an toàn trước mùa mưa lũ.

- Xác nhận trẻ học các trường ngoài địa bàn

- Rà soát số liệu PCGDMNTENT; cập nhật số liệu PCGDMNTENT trên hệ thống phần mềm PCGD-XMC.

- Kiểm tra trang hoàn, vệ sinh bên trong, ngoài các nhóm/ lớp

- Tham gia tập huấn CM. GDMN do Sở, Phòng GD&ĐT tổ chức.

 

 

 

 

 

 

 

 

Tháng 10-2024

- Tổ chức các hoạt động chuyên môn lập thành tích chào mừng ngày 20/10   

- Báo cáo tình hình GDMN đầu năm học 2024- 2025 ( ngày25/10/2024)

- Tham gia tập huấn chuyên môn GDMN do phòng GD&ĐT tổ chức.     

- Kiểm tra giáo viên nhân viên theo kế hoạch(Cô Mỹ, Cô Phan Thủy, Cô Hạnh, Cô Thiện NVCD)

- Kiểm tra đột xuất 1-2 GV

- Kiểm tra hồ sơ tổ khối.

- Kiểm tra “Vệ sinh ATTP và sổ kiểm thực 03 bước” của bếp ăn

- Tiếp tục rà soát số liệu PCGDMNTENT; cập nhật số liệu  PCGDMNTENT trên hệ thống phần mềm PCGD-XMC; cập nhật hồ sơ PCGD-XMC năm 2024  

    - Rà soát điều kiện thí điểm Chương trình GDMN mới (theo Kế hoạch của Bộ GDĐT, Sở GDĐT, Phòng GDĐT).

    - Rà soát, hoàn thành dữ liệu GDMN trên cổng thông tin ngành GDĐT và cơ sở dữ liệu ngành.

Tháng 11-2024

- Tổ chức các hoạt động chuyên môn lập thành tích chào mừng ngày 20/11.

- Tổ chức kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam (20/11). 

- Tham gia tập huấn chuyên môn theo kế hoạch của Phòng GD&ĐT.

- Kiểm tra giáo viên nhân viên theo kế hoạch(Cô Hương, Cô Loan, Cô Nhi, Hoàng Thủy, Cô Lệ Na)

- Kiểm tra đột xuất 1 – 2 GV

- Kiểm tra giờ ăn, ngủ trưa các nhóm/lớp. 

- Kiểm tra chéo hồ sơ sổ sách giữa các tổ chuyên môn

- Chuẩn bị các điều kiện để đón đoàn kiểm tra nhiện vụ năm học  PGD&ĐT

- Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ GDMN đầu năm học 2024 - 2025 và các báo cáo khác theo quy định của Phòng (trước10/11).

   - Ban hành Kế hoạch tổ chức hoạt động giao lưu cấp trường (Văn hóa địa phương, bóng đá, dân vũ, đạp xe…).

 - Tổ chức giao lưu “Bé với an toàn giao thông” cấp trường.

Tháng 12-2024

 - Tham gia giao lưu “Bé với an toàn giao thông” cấp huyện.

 - Tham gia Hội nghị đánh giá 04 năm thực hiện tích hợp “Văn hoá địa phương” vào Chương trình GDMN do Phòng tổ chức.

  - Kiểm tra GV, NV  theo kế hoạch(Cô Hoài Anh, cô Nguyệt, Cô Sa, Cô Phương)

  - Kiểm tra đột xuất 1-2 GV

 - Báo cáo kết quả theo dõi sức khoẻ trẻ đợt II (15/12/2024).

 - Báo cáo và thống kê tình hình thực hiện nhiệm vụ GDMN, học kỳ I (20/12/2024)

   - Kiểm tra hồ sơ tổ khối.

   - Kiểm tra công tác tài chính, tài sản.

  - Ban hành kế hoạch hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường.

   - Tham gia sinh hoạt chuyên môn GDMN cấp huyện (lần 1).

- Tự rà soát các tiêu chuẩn đảm bảo điều kiện về kiểm định chất lượng giáo dục (KĐCLGD) và trường đạt chuẩn quốc gia của nhà trường.  

- Báo cáo kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch 232/KH-UBND của UBND huyện về việc Thực hiện đổi mới, phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn huyện Phong Điền đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (trước ngày 20/12/2024) về Phòng GDĐT

Tháng 01- 2025

 

  - Kiểm tra giáo viên, nhân viên theo kế hoạch( Cô Mỹ Trang, Cô Thu, Cô Huệ, Cô Hà)

- Kiểm tra đột xuất 1-2 GV

- Kiểm tra hồ sơ số sách các nhóm/ lớp

- Kiểm tra Hồ sơ bếp ăn  

  - Sơ kết học kì I 

 - Tổ chức các hoạt động giao lưu, hội thi (Văn hóa địa phương, bóng đá, dân vũ, đạp xe…) cấp trường và tham gia cấp cụm

Tháng 02-2025

- Nắm tình hình trước và sau Tết nguyên đán.

- Kiểm tra thực hiện “Vệ sinh an toàn thực phẩm” bếp ăn

- Kiểm tra  giáo viên nhân viên theo kế hoạch(Cô Sang, Cô Bồng, Cô Oanh)

- Kiểm tra đột xuất 1-2 GV

- Kiểm tra hồ sơ tổ khối.

- Tham gia sinh hoạt chuyên môn GDMN cấp huyện (lần 2).

    - Tiếp tục triển khai, thực hiện nội dung Kế hoạch thực hiện Đề án “Tích hợp giáo dục văn hóa địa trong Chương trình giáo dục mầm non”.

    - Tham dự các lớp tập huấn đội ngũ thí điểm chương trình GDMN mới theo kế hoạch của Bộ, Sở GDĐT, Phòng GDĐT

   - Tổ chức các hoạt động giao lưu, hội thi (Văn hóa địa phương, bóng đá, dân vũ, đạp xe…) cấp trường và tham gia cấp cụm

Tháng 3.2025

 - Báo cáo kết quả theo dõi sức khoẻ trẻ đợt III (15/3/2025).

 - Kiểm tra giáo viên , nhân viên theo kế hoạch(Cô Thanh, Cô Tâm, Cô Thiện, Cô Trang NVYT)

- Kiểm tra đột xuất 1-2 GV

   - Ban hành kế hoạch hội thi “Thiết bị đồ dùng, đồ chơi tự làm” cấp trường.

- Tham gia sinh hoạt chuyên môn tại cụm 2.

 - Tiếp tục triển khai, thực hiện nội dung Kế hoạch thực hiện Đề án “Tích hợp giáo dục văn hóa địa trong Chương trình giáo dục mầm non”.

- Tham gia các hoạt động giao lưu, hội thi (Văn hóa địa phương, bóng đá, dân vũ, đạp xe…) cấp Huyện

Tháng 4.2025

- Tổ chức hội thi “Thiết bị đồ dùng, đồ chơi tự làm” cấp trường.

- Kiểm tra công tác đánh giá xếp loại BDTX các tổ CM và báo cáo kết quả BDTX lên Phòng GD&ĐT.

  - Tham gia sinh hoạt chuyên môn GDMN cấp huyện (lần 3).

  - Kiểm tra thực hiện “Vệ sinh an toàn thực phẩm” bếp ăn

- Đánh giá trẻ cuối độ tuổi, đối với trẻ 5 tuổi đánh giá theo Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi. 

- Đánh giá chất lượng giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp, chuẩn hiệu trưởng, phó hiệu trưởng;.

- Kiểm tra giáo viên , nhân viên theo kế hoạch(Cô Qúy, Cô Ty, Cô Hoàng Thủy)

- Xét sáng kiến kinh nghiệm

- Tổ chức bình xét thi đua

- Tự đánh giá thi đua đơn vị

Tháng

5.2025

- Tổng hợp số liệu MN cuối năm học, báo cáo tổng kết năm học 2024 - 2025 (20/5/2025).

- Đánh giá công tác y tế trường học theo Thông tư số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12/5/2016 quy định về công tác y tế trường học

 - Hoàn thành hồ sơ trường học an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích  Thông tư báo cáo việc thực hiện Thông tư 45/2021/TT-BGDĐT ngày 31/12/2021 của Bộ GD&ĐT quy định về việc xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong CS GDMN ( nộp 20/5/2025).

- Đánh giá công chức, viên chức

- Tổ chức Lễ tổng kết năm học 2024- 2025

- Xây dựng dự kiến kế hoạch năm học 2025-2026.

- Hoàn chỉnh và nộp hồ sơ thi đua đơn vị và cá nhân lên Phòng GD&ĐT

- Lập tờ trình và kế hoạch mở lớp giáo dục kỹ năng cho trẻ trong hè.

Tháng

6.2025

- Chỉ đạo công tác tổ chức giáo dục kỹ năng cho trẻ trong hè, báo cáo tình hình về Phòng GD&ĐT.

  - Tham dự Sơ kết đánh giá 4 năm thực hiện Kế hoạch tích hợp giáo dục Văn hóa địa phương vào Chương trình GDMN do Phòng tổ chức.

  - Báo cáo tình hình chuẩn bị Chương trình GDMN mới về Phòng GD

- Hoàn thành các công việc còn lại của năm học.  

Tháng

7.2025

- Chỉ đạo tổ chức hoạt động hè.

- Hoàn thiện hồ sơ KĐCLGD và trường đạt chuẩn quốc gia của Nhà Trường

Tháng 8.2025

- Tiếp tục chỉ đạo tổ chức hoạt động hè 2025.

- Chuẩn bị các điều kiện cho năm học mới 2025-2026

PHÒNG GD&ĐT PHONG ĐIỀN

TRƯỜNG MN PHONG HẢI

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

Số: 30 /KH-MNPH

 

Phong Hải, ngày 4 tháng 10 năm 2024

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN NHIỆM VỤ

 NĂM HỌC 2024- 2025

Căn cứ Quyết định số 2134/QĐ-UBND ngày 09 tháng 8 năm 2024 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc ban hành Kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên; 

Căn cứ Công văn số 2626/SGDĐT-GDMN ngày 04 tháng 9 năm 2024 của Sở Giáo dục và Đào tạo Thừa Thiên Huế về việc Hướng dẫn nhiệm vụ Giáo dục mầm non năm học 2024 – 2025;

Căn cứ Công văn số 405/PGDĐT-MN ngày 12 tháng 9 năm 2024 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Phong Điền về việc Hướng dẫn nhiệm vụ Giáo dục mầm non năm học 2024 – 2025,

Trường Mầm non Phong Hải đề ra phương hương, nhiệm vụ năm học 2024 - 2025 như sau:

I. Nhiệm vụ chung

1. Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lí nhà nước đối với Giáo dục mầm non (GDMN) và việc quản lý trong đơn vị; đẩy mạnh phân cấp, tự chủ gắn với trách nhiệm giải trình trong quản lý các hoạt động giáo dục trong nhà trường.

2. Tăng cường các giải pháp bảo đảm an toàn tuyệt đối cho trẻ em; đổi mới, nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình GDMN; chuẩn bị các điều kiện để triển khai thí điểm thực hiện Chương trình GDMN mới.

3. Đẩy mạnh công tác rà soát sắp xếp trường lớp, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi đáp ứng nhu cầu chăm sóc, giáo dục trẻ và theo quy định, thực hiện các giải pháp huy động trẻ đến trường, lớp hướng đến thực hiện phổ cập GDMN trẻ em mẫu giáo từ 3-5 tuổi; duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập GDMN cho trẻ em mẫu giáo 5 tuổi (PCGDMNTE5T).

4. Nâng cao chất lượng, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý (CBQL), giáo viên mầm non (GVMN) đáp ứng yêu cầu đổi mới; ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), chuyển đổi số (CĐS) trong GDMN; triển khai hiệu quả công tác đánh giá, bồi dưỡng CBQL, GVMN theo chuẩn nghề nghiệp và chuẩn hiệu trưởng

5. Tiếp tục tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành và triển khai kịp thời các cơ chế, chính sách phát triển GDMN; tham mưu các cấp tăng cường đầu tư các nguồn lực và thực hiện các giải pháp đẩy mạnh xã hội hoá GDMN để phát triển đầu tư các điều kiện bảo đảm chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.

6. Bảo đảm công bằng trong tiếp cận giáo dục cho mọi đối tượng trẻ em mầm non trong nhà trường, trong đó quan tâm đến đối tượng là trẻ em có bố mẹ làm việc ở Khu công nghiệp (KCN), trẻ em là hộ nghèo, hộ cận nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em khuyết tật…

7. Tăng cường công tác tuyên truyền về GDMN với nhiều hình thức; triển khai hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), chuyển đổi số trong đơn vị

8. Tiếp tục thực hiện Đề án “Tích hợp giáo dục Văn hóa địa phương vào Chương trình giáo dục mầm non” theo Quyết định 2480/QĐ-UBND ngày 18/10/2023 của UBND tỉnh.

II. NHIỆM VỤ CỤ THỂ

1. Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lí

1.1. Thực hiện các văn bản, chính sách về GDMN, bảo đảm các điều kiện để thực hiện Chương trình GDMN

- Tiếp tục thực hiện nghiêm túc các quy định về việc quản lý trong cơ sở GDMN; Thông tư số 51/2020/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số nội dung Chương trình GDMN; Thông tư số 52/2020/TT-BGDĐT ban hành Điều lệ Trường mầm non; Thông tư số 47/2020/TT-BGDĐT quy định việc lựa chọn đồ chơi, học liệu được sử dụng trong các cơ sở GDMN;

- Thực hiện đúng các quy định về tài chính theo Nghị quyết 05/2022/NQ-HĐND ngày 03/6/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về Quy định mức thu các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế ;

- Thực hiện đầy đủ, đúng quy định các chính sách đối với trẻ em, giáo viên, nhân viên theo quy định;

- Tiếp tục đầu tư mua sắm bổ sung trang thiết bị, đồ chơi, đồ dùng dạy học, tài liệu học liệu nâng chất lượng thực hiện Chương trình GDMN, chuẩn bị các điều kiện để thực hiện Chương trình GDMN mới; củng cố, duy trì và nâng cao chất lượng PCGDMNT5T;

- Tổ chức thực hiện có chất lượng, hiệu quả các nội dung Đề án “Tích hợp giáo dục văn hóa địa phương vào Chương trình Giáo dục mầm non” trên địa bàn huyện Phong Điền, Kế hoạch triển khai Đề án “Tích hợp giáo dục văn hóa địa phương vào Chương trình Giáo dục mầm non” trên địa bàn xã Phong Hải.

1.2. Tiếp tục thực hiện đổi mới công tác quản lý theo hướng phân cấp, tự chủ gắn với trách nhiệm giải trình

- Tiếp tục đổi mới công tác quản lý giáo dục theo hướng phân cấp, phân quyền, tự chủ gắn với cơ chế giám sát và trách nhiệm giải trình. Thực hiện nhiệm vụ chuyên môn có sự hỗ trợ của tổ chuyên môn và nhà trường; phát triển chương trình GDMN; xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với tình hình của trường, lớp. Thành lập các Hội đồng trong nhà trường đúng theo quy định. Chịu trách nhiệm về chất lượng và hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ của lớp mình phụ trách. Thực hiện tốt công tác quản trị trong nhà trường. Thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các quy định về tổ chức và hoạt động của Nhà trường theo Điều lệ trường mầm non.

- Thực hiện đúng các quy định về quản lý tài chính trong trường mầm non; xây dựng kế hoạch thu các khoản thu đầu năm học rõ ràng phù hợp;

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), công nghệ số trong quản lý; lựa chọn các phần mềm quản lý trường mầm non